Cải tạo hệ thống xử lý nước thải

Dấu hiệu nào của hệ thống xử lý nước thải đang báo động cho bạn biết là nó đang xuống cấp, quá tải và cần được cải tạo hệ thống xử lý nước thải để doanh nghiệp được an tâm sản xuất và an toàn trước pháp luật? Hãy cùng Môi Trường ANANHCE tìm hiểu qua bài viết sau để biết khi nào hệ thống của bạn cần được cải tạo và lập hồ sơ ĐTM.

Khi nào nên xem xét cải tạo hệ thống xử lý nước thải?

  • Nếu nước thải đầu ra không đáp ứng các tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận do những nguyên nhân không lường trước.
  • Khi chi phí vận hành tăng cao: Điều này bao gồm sự tiêu tốn lớn về lượng hóa chất vận hành, yêu cầu một quá trình vận hành phức tạp, tốn nhiều điện năng và đòi hỏi các khoản chi phí bảo trì đáng kể.
  • Khi công suất suất xử lý nước thải trong thực tế vượt quá công suất thiết kế ban đầu.
  • Khi hệ thống xử lý nước thải đã hoạt động trong nhiều năm, dẫn đến tình trạng hỏng hóc của các thiết bị và máy móc, làm ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý.
  • Khi các vi sinh vật trong bể sinh học không còn hoạt động, và cần phải khôi phục chúng thông qua quá trình nuôi cấy.
  • Khi thành phần và tính chất của nước thải thay đổi đáng kể do sự biến đổi trong nguồn xả thải, bao gồm cả việc thêm các sản phẩm mới vào quá trình sản xuất, dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong tính chất của nước thải hoặc sự thay đổi trong quy trình sản xuất.

Cải tạo hệ thống xử lý nước thải có phải lập ĐTM không?

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Chủ doanh có thắc mắc muốn cải tạo hệ thống xử lý nước thải để chất lượng nước thải sau xử lý tốt hơn và bổ sung bể sự cố. Trường hợp này, công ty có phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? – Khách hàng ANANHCE

Theo điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung; chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án trước khi vận hành trong trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

2. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:

a) Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

b) Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

c) Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.

Căn cứ quy định trên thì trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chủ dự án đầu tư cải tạo hệ thống xử lý nước thải mà có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì mới phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quy trình tư vấn cải tạo HTXLNT của ANANHCE

Bước 1: Khảo sát

Trước hết, ANANHCE sẽ tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện. Chúng tôi sẽ đánh giá hiện trạng về công nghệ và thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô sản xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất.

Mục tiêu của khảo sát là tìm ra phương án chuyển đổi công nghệ nếu cần (hạn chế tối đa việc phát sinh hạng mục xây dựng), kiểm tra tình trạng thiết bị hiện có và lấy mẫu nước đầu vào và nước sau xử lý kiểm chứng để làm cơ sở cho quá trình thiết kế.

Bước 2: Đề xuất phương án

Sau khi có đủ số liệu và thông tin, nhóm kỹ sư của ANANHCE (đảm bảo có 01 kỹ sư trên 10 năm kinh nghiệm tham gia) sẽ tiến hành bóc tách vấn đề và đề xuất phương án tối ưu nhất để cải tạo hệ thống xử lý nước thải của Doanh nghiệp.

Với ANANHCE, các yếu tố kỹ thuật và kinh tế phải được cân đo một cách cẩn thận nhằm đảm bảo rằng phương án đề xuất là sự lựa chọn đúng đắn nhất giúp doanh nghiệp được an toàn trước pháp luật, an tâm sản xuất và hiệu quả về chi phí đầu tư và vận hành.

Bước 3: Cung cấp giải pháp

Cuối cùng, sau khi đã thảo luận và thống nhất với Chủ doanh nghiệp, ANANHCE sẽ tiến hành gửi hợp đồng đính kèm cam kết về bản tiến độ dự án.

ANANHCE được sinh ra với sứ mệnh “đồng hành bảo vệ môi sinh”, chính vì lẽ đó, ngay từ những năm đầu khi mới thành lập, ANANHCE đã triển khai chương trình “đồng hành trọn đời” cùng khách hàng. Sau khi công trình được nghiệm thu, ANANHCE có trách nhiệm thực hiện cam kết đồng hành trọn đời cùng khách của mình bằng cách định kỳ 3 tháng/1 lần, đội ngũ ANANHCE sẽ chủ động đến nhà máy để hỗ trợ khách hàng đánh giá hệ thống xử lý nước và tư vấn tối ưu chi phí vận hành và dự báo các sự cố rủi ro có thể phát sinh.

Một số sự cố thường gặp với hệ thống xử lý nước thải

Với kinh nghiệm nhiều năm, ANANHCE cho rằng việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải phải được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tế. Trong rất nhiều dự án cải tạo chúng tôi đã triển khai cho hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là xử lý nước thải thuỷ sản và dệt nhuộm, luôn phát sinh các sự cố ngoài dự báo. Và với một đơn vị non trẻ, ANANHCE e rằng đơn vị khó xử lý được các phát sinh ngoài mong muốn một cách nhanh chóng để đảm bảo tiến độ nghiệm thu công trình. Các vấn đề thường phát sinh có thể kể đến bao gồm:

  • Hệ vi sinh suy yếu, chết đột ngột do dao động lớn về tải trọng ô nhiễm của nước thải.
  • Vi sinh bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến kết quả đầu ra vượt quy chuẩn cho phép.
  • Bùn cụm bể sinh học chuyển thành màu đen, khó lắng.
  • Xuất hiện các bông bùn nhỏ khó lắng ở bể lắng.
  • Không ưu tiên công tác bảo trì – bảo dưỡng các loại thiết bị hiện có dẫn đến thiết bị hoạt động kém hiệu quả.
  • Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải ở mức đáng báo động.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *