Đối tượng cần xin cấp giấy phép môi trường

Chúng ta đều biết Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có rất nhiều sự thay đổi so với Luật bảo vệ môi trường 2014. Cũng chính vì vậy, chúng ta đều biết được rằng Nghị định về thực thi Luật bảo vệ môi trường 2020 cũng có rất nhiều điểm mới, đặc biệt là vấn đề giấy phép môi trường (GPMT). Nhìn lại, GPMT không phải là một vấn đề mới với các nước trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đây là một vấn đề mới. Chính vì thế, đây sẽ là một khó khăn đối với các doanh nghiệp hiện tại đặc biệt GPMT là loại giấy phép mang tính thường xuyên (thời hạn 7 – 10 năm), việc doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định và thủ tục sẽ mang đến nhiều lợi ích.

Nhìn lại sau 1 năm kể từ ngày Luật môi trường chính thức có hiệu lực, nhiều quy định có hiện tượng chồng chéo gây trở ngại cho các doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp hoạt động nhưng chưa hiểu rõ từng loại hồ sơ môi trường mình hiện có. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều dự án đang bắt đầu lập hồ sơ nhưng lại bị lúng túng trong quá trình thực hiện khiến cho báo cáo cấp phép môi trường bị trễ không đúng với thời gian dự định ban đầu.

Bài viết này được thực hiện với mong muốn cung cấp kiến thức nền tảng cơ bản để giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho việc có GPMT đảm bảo dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ. Các câu hỏi về làm thế nào để có hiệu quả và các cụ thể về các vấn đề chi phí ra sao trong xin cấp GPMT. Đây chính là điều doanh nghiệp đang rất cần.

Giấy phép môi trường là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 nêu khái niệm về Giấy phép môi trường (GPMT) như sau “Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”. 

GPMT có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Nội dung cấp phép môi trường cơ bản bao gồm:

  • Nguồn phát sinh của nước thải.
  • Lượng nước thải tối đa được xả ra.
  • Đặc điểm của dòng nước thải.
  • Các chất gây ô nhiễm và giới hạn cho từng chất gây ô nhiễm theo dòng nước thải.
  • Vị trí, phương pháp xả nước thải và nguồn nhận nước thải.

Với sự thay đổi của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2020, một điểm mới là việc hợp nhất 7 loại Giấy phép Môi trường thành một loại duy nhất được gọi là “giấy phép môi trường”. Điều này giúp cho việc quản lý doanh nghiệp của nhà nước trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian di chuyển và thời gian chờ đợi để lấy giấy tờ đối với doanh nghiệp.

Hướng dẫn tra cứu đối tượng thuộc đối tượng thực hiện GPMT

Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020, tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm:

  • Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
  • Quy mô cần căn cứ phân loại Dự án theo tiêu chí pháp luật đầu tư công, tài nguyên biển, khoáng sản, tài nguyên nước quy định tại luật đầu tư công số 39/2019/QH14, Phụ lục I, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công ngày 06/04/2020 của Chính phủ;  Xác định dự án đầu tư công thuộc nhóm A, Nhóm B, Nhóm C.
  • Công suất của Dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được chia thành 03 loại: lớn, trung bình, nhỏ Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
  • Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
  • Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
  • Yếu tố nhạy cảm về môi trường tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
  • Căn cứ vào Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Phụ lục II, III, IV, V Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để phân loại dự án nhóm I, II, III.

Mục đích của phân loại dự án đầu tư nhằm:

  • Phân cấp quản lý: Thủ tướng chính phủ, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
  • Lựa chọn chủ đầu tư; hình thức quản lý dự án.
  • Quyết định trình tự đầu tư và xây dựng (Báo cáo tiền khả thi, Báo cáo khả thi…); trình tự thiết kế; thời hạn cấp vốn nếu là vốn ngân sách; điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia dự án; hình thức lựa chọn nhà thầu; thời hạn bảo hành công trình; hình thức quản lý và sử dụng công trình.

Tiêu chí phân loại dự án nhóm A, B và C

Với mỗi loại dự án nhóm A, nhóm B hay nhóm C sẽ yêu cầu thẩm quyền phê duyệt cũng như các loại giấy tờ, báo cáo khác nhau. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật Đầu tư công năm 2019, các dự án đầu tư được phân loại vào nhóm A, B, C dựa trên tiêu chí về mức độ quan trọng và quy mô, cùng với một số tiêu chí khác.

Những tiêu chí này sẽ phản ánh qua hai yếu tố chính của mỗi dự án đầu tư, đó là tổng mức đầu tư và lĩnh vực đầu tư của dự án đó. Phân loại dự án đầu tư nhóm A, B và C theo Điều 8,9 và 10 Luật đầu tư công 2019.

Tuy nhiên, các tiêu chí phân loại dự án nhóm A, B, C có thể được điều chỉnh, do Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh các tiêu chí kể trên. Việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư được thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc xuất hiện các yếu tố quan trọng khác tác động tới tiêu chí phân loại dự án đầu tư công.

Các yếu tố nhạy cảm môi trường

Căn cứ theo Điều 25, Nghị định 08/2022/NĐ-CP về xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định như sau:

a) Dự án nằm trong nội thành, nội thị của đô thị thuộc phụ lục II NĐ 08/2022.

b) Dự án có nước thải xả trực tiếp vào nguồn nước mặt được dùng với mục đích cấp nước sinh hoạt.

c) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên.

d) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

e) Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng trồng lúa nước từ 2 vụ đổ lên.

f) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư.

Tiêu chí phân loại loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy mô, công suất.

Xem danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường căn cứ theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Tiêu chí phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III và IV.

Danh mục chi tiết các dự án đầu tư nhóm I, nhóm II nhóm III được quy định tương ứng tại Phụ lục III, Phụ lục IV, Phục lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Thủ tục hồ sơ và trình tự xin cấp GPMT 2023

Hồ sơ xin cấp GPMT

Hồ sơ đề nghị cấp GPMT bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp GPMT.
  • Báo cáo đề xuất cấp GPMT.
  • Các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác liên quan đến dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác bao gồm:

  1. Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM: bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.
  2. Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc quy định tại điểm a khoản này: chủ dự án, cơ sở không phải nội tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác.

(Theo Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

Quy trình xin GPMT

  1. Lập hồ sơ theo mẫu.
  2. Nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng
  3. Kiểm tra và tổ chức thẩm định
  4. Hoàn thiện hồ sơ và xuất ra giấy phép môi trường

Theo Khoản 2, Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 trường hợp:

  • Có liên quan đến công trình thuỷ lợi phải lấy ý kiến bằng văn bản từ CQCN quản lý công trình thuỷ lợi.
  • Dự án nằm trong KCN, phải lấy ý kiến bằng văn bản từ chủ đầu tư xây dựng KCN.

Chi phí thẩm định GPMT

Theo điều 3, Thông tư 02/2022//TT-BTC, phí thẩm định cấp GPMT được quy định.

  • Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm I (trừ các dự án hoặc cơ sở được quy định ở Điều 2 và 3): 50.000.000 VNĐ
  • Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm II hoặc dự án nằm trên địa bàn có từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm ở vùng ven biển chưa xác định trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh: 45.000.000 VNĐ

Như vậy, trách nhiệm nộp và thu phí thẩm định cấp GPMT thuộc về ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phí thẩm định cấp GPMT cụ thể như sau:

(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh GPMT.

(2) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh GPMT thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cơ quan nhà nước ở trung ương.

(3) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy GPMT thuộc thẩm quyền cấp GPMT của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Hình thức xử phạt không có GPMT

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1, 2, 3 Điều 11, Nghị định 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:

  • GPMT thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện phạt từ 60-70 triệu đồng
  • GPMT thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh phạt từ 300-340 triệu đồng
  • GPMT thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT phạt từ 400-450 triệu đồng\

Kết luận

GPMT là một công cụ hữu ích và mang tính chất phép lý và tính chất kiểm tra giám sát đối với các doanh nghiệp từ giai đoạn xây dựng, vận hành thủ nghiệm. Với việc tích hợp 7 loại con trước đây đã gây ra những tốn kém về thời gian, cơ hội đầu tư  và tiền bạc với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xin cấp giấy phép môi trường cũng có một số trở ngại. Pháp luật còn chưa được cụ thể trong giám sát những trường hợp mà doanh nghiệp xin xấp giấy phép trong trường họp dự án vượt quá quy mô cấp phép, tính chất thì chưa quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép. Bệnh cạnh đó, có rất nhiều dự án có tính chất phức thập quy mô lớn.

Tóm lại, tổng thể cho chúng ta thấy rằng có 5 đối tượng cần phải lập GPMT, bao gồm:

  • Đối với các dự án đầu tư, thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường phải đánh giá tác động môi trường.
  • Dự án đầu tư ko thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường cũng phải đăng ký giấy phép môi trường.
  • Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
  • Dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm III.
  • Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô thuộc nhóm III.

Chúng ta cần nhận thức rằng đây không phải là một thủ tục hành chính, đây không phải là điều kiện cần và đủ để cho doanh nghiệp có thể đi vào sản xuất hoạt động mà đây chính là nghĩa vụ của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *